Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Thanh nhạc – Cách lấy hơi trong thanh nhạc

Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật đòi hỏi người học thanh nhạc phải có sự luyện tập không ngừng để giọng hát được “trưởng thành” qua từng ngày. Mục đích của việc học thanh nhạc là để hát hay hơn, hát tốt hơn, xử lý bài hát cách tốt hơn, chuyên nghiệp hơn..

Có thể học thanh nhạc thông qua khóa dạy thanh nhạc tại trường, trung tâm âm nhạc hoặc cũng có thể tự học và thực hành thanh nhạc qua việc nghiên cứu kiến thức trên sách, internet… Một số người mới bắt đầu học thanh nhạc cảm thấy khá khó khăn trong việc lấy hơi, đẩy hơi, phát âm…do chưa nắm vững kiến thức về thanh nhạc.

Trung tâm âm nhạc Tài Năng Trẻ xin chia sẻ một số kiến thức về thanh nhạc, trong đó quan trọng nhất trong quá trình học thanh nhạc là bộ máy phát âm và cách lấy hơi.

Bộ máy phát âm:

Cũng như tiếng nói, tiếng hát được tạo ra do sự hoạt động phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của nhiều bộ phận khác nhau tạo thành bộ máy phát âm.

Bộ máy phát âm gồm các bộ phận chính yếu:

+ Bộ phận cung cấp làn hơi

Bao gồm 2 lá phổi, dưới sự tác động của các cơ ngực, sườn, cơ hoành cách mô, cơ bụng.

Bộ phận cung cấp làn hơi

Dưới sự hỗ trợ tích cực của lồng ngực cùng với hoành cách mô và các cơ bụng, phổi chủ động co giãn để chứa không khí vào các túi xốp nhỏ. Khi hoành cách mô hạ xuống, lồng ngực trương ra, làm cho phổi giãn ra, tăng thêm thể tích, tạo khoảng trống cho không khí bên ngoài vào. Khi hoành cách mô nâng lên, bụng hơi hóp vào, lồng ngực buông lỏng xuống làm cho phổi thu nhỏ lại, đẩy không khí ra ngoài.

Khi làn hơi từ phổi được đẩy ra ngoài, nếu tác động đúng cách lên thanh đới (dây tiếng) thì sẽ phát ra âm thanh. Chất lượng của âm thanh phát ra, một phần lớn phụ thuộc vào làn hơi từ phổi đưa lên tác động vào thanh đới.

Khi học thanh nhạc, cần phải luyện tập hơi thở sao cho đầy đặn, và điều chế làn hơi sao cho phù hợp với nhu cầu ca hát, tối thiểu mỗi lần đẩy hơi, phải giữ hơi thở đạt được 25 – 30 giây.

+ Bộ phận phát thanh

 

 

hoc thanh nhac

hoc thanh nhac

Gồm 2 thanh đới nằm trong thanh quản (là bộ phận chỉ mới phát ra âm thanh, chưa phát ra tiếng, ra lời).

Học thanh nhạc

Thanh quản là một ống nối tiếp với khí quản, phần giữa thanh quản thắt lại như cổ chai. Chổ thắt lại này là do các dây cơ và sụn chắn ngang hai bên tạo nên thanh đới. Thanh đới là bộ phận chủ yếu tạo nên âm thanh.

Độ căng, hình dạng, kích thước của thanh đới có sự ảnh hưởng đến cao độ, âm sắc. Còn về cường độ (độ mạnh, nhẹ) thì do sức mạnh của làn hơi đưa lên.

Khi học thanh nhạc, không nên hát quá lớn và quá cao vượt âm vực của giọng hát, nếu tình trạng này liên tục xảy ra và kéo dài, có thể dẫn đến “mất tiếng” do thanh đới bị tổn thương không có khả năng làm việc linh hoạt theo yêu cầu của ca hát.

+ Bộ phận truyền tăng âm

Gồm cuống họng (yết hầu) thông với đường miệng hoặc đường mũi.

Các chấn động âm thanh do thanh đới tạo ra được bộ phận truyền âm gom lại và dẫn ra ngoài theo hai hướng đường miệng hoặc mũi. Ngoài việc truyền âm, cuống họng và miệng còn góp phần quan trọng vào việc tăng âm (đóng vai trò như hộp cộng hưởng).

Cuống họng được bao bọc bởi một hệ thống niêm mạc, dễ bị tổn thương nên phải giữ gìn cuống họng không bị viêm nhiễm, tránh ảnh hưởng xấu đến giọng hát.

+ Bộ phận phát âm (nhã chữ)

Bộ phận phát âm chính là miệng phối hợp với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, vòm mềm, hàm dưới… Khi học thanh nhạc, các học viên sẽ được nghe nhắc nhở nhiều về “khẩu hình”.

Khẩu hình là nói đến hình thể, hình dáng bên ngoài lẫn bên trong của miệng do hoạt động phối hợp của môi, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm tạo ra khi phát âm. Mở khẩu hình không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, mà nhất là ảnh hưởng đến việc rõ lời, là một yêu cầu cơ bản trong thanh nhạc.

+ Bộ phận dội âm

Bao gồm tất cả các khoảng trống trong thân thể, chủ yếu là các khoảng trống trên đầu, mặt (gọi là xoang cộng minh hoặc hộp cộng hưởng). Ngoài khoang miệng và khoang họng có tính chất vừa cộng minh vừa dội âm, thì các xoang mũi, xoang vòm mặt, xoang trán..có tính chất chủ yếu là dội âm, tức là làm cho âm thanh vang đầy đặn, dầy âm do bội âm của các xoang này tạo nên. Vì thế khi hát cần phải đẩy âm lên phía trước. để tạo được vị trí dội âm trước mặt, để tránh khỏi tình trạng kiệt sức do cố gắng tạo nên âm to và vang.

Cách lấy hơi khi học thanh nhạc

Biết cách lấy hơi trong thanh nhạc sẽ là một lợi thế giúp giọng hát trở nên dẻo dai, liên tục, và trong sáng hơn. Khi lấy hơi, phải lấy thật nhanh, đủ lượng hơi cần dùng và thả hơi một cách chậm rãi, đều đặn.

Cơ thể con người thường lấy hơi theo ba cách

+ Lấy hơi bằng ngực: đây là cách thường thấy khi chúng ta cần thở vội. Ví dụ như sau một cuộc chạy đua, chơi thể thao kiệt sức… Cách lấy hơi này sẽ khiến chúng ta cảm thấy hơi “tức” ở phần ngực khi lấy hơi quá đầy. Nguyên do là phổi căng rộng để chứa không khí, nhưng khả năng nở rộng của xương sườn không đủ đáp ứng khả năng nở rộng của phổi, khiến phổi bị chèn ép lại gây cảm giác đau nhẹ.

+ Lấy hơi ở phần giữa ngực và bụng: đây là cách lấy hơi trong phần lớn các hoạt động của chúng ta. Cơ thể thường rơi vào trạng thái lưng chừng, cả phần bụng và phần ngực đều phồng nhẹ hơn một chút. Với cách lấy hơi này cơ thể sẽ bớt căng hơn do phần cơ và xương sườn không còn chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi sự nở rộng của phổi, bo có sự hỗ trợ của cơ bụng

+ Lấy hơi ở phần bụng: đây là cách được khuyến khích sử dụng trong khi học thanh nhạc, để có được hơi thở sâu và lợi dụng lực đẩy của cơ hoành trong quá trình đẩy hơi ra khi hát giúp hơi thở ổn định chắc chắn.

Lấy hơi trong thanh nhạc

Hình 3: Hình ảnh tổng quát về quá trình hít thở của con người

Với cách lấy hơi này, ngoài việc giúp cho giọng hát được mạnh, ổn định thì còn rất có lợi cho sức khỏe con người (do phổi lấy đủ oxy từ không khí cung cấp các tế bào máu đưa đến não và các bộ phận khác, giúp chúng hấp thu oxy và hoạt động tốt hơn)

 

Cách luyện tập lấy hơi bụng

 

Có thể chúng ta cho rằng cách lấy hơi bụng hơi khó, nhưng ít ai để ý rằng đây là cách lấy hơi mà mỗi người trong chúng ta đều đã trải qua từ khi còn bé. Hãy thử quan sát những đứa trẻ nhỏ, bạn sẽ thấy mọi hoạt động của trẻ như khi đi, khi nằm… trẻ đều sử dụng cách lấy hơi bụng ( đặc biệt là khi trẻ nằm ngủ, bạn sẽ thấy bụng trẻ liên tục nhấp nhô lên xuống)

 

Để đơn giản, bạn có thể dành vài phút mỗi ngày nằm hít thở trong trạng thái tự nhiên nhất (theo hình bên dưới)

 

 

thanh nhac hoc thanh nhac

thanh nhac hoc thanh nhac

Hãy tập hít vào khoảng 5 giây, nén hơi về phần đáy bụng 2 giây và đẩy hơi nhẹ đều trong vòng 10 giây. Khi luyện tập quen rồi bạn hãy tăng thời gian lên dần và thay đổi tư thế sang đứng để luyện tập, sao cho khi đẩy hơi ra ngoài phải giữ được thời gian phải dao động từ 30 – 40 giây là tốt.

Hãy luyện tập kiểu lấy hơi này mỗi ngày để có được một giọng hát và sức khỏe tốt, bạn nhé!

 

TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ NHẬN DẠY ĐÀN GUITAR TẠI NHÀ

CẦN TƯ VẤN THÊM QUÝ PHỤ HUYNH LIÊN HỆ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217

WEB:https://daythanhnhac.net/

Email: info@giasutainangtre.vn

Phụ huynh chọn giáo viên  phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su

Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhàhọc guitar tại nhàgia sư guitargia sư tại nhàgiáo viên dạy kèm tại nhàdạy kèmhọc kèm tại nhàdạy kèm pianodạy kèm guitardạy thanh nhạc

 

Bài viết liên quan

Lợi ích khi Học Thanh Nhạc Học Thanh Nhạc không đơn giản chỉ tập hát thông thường. Khi bạn tham…
Học thanh nhạc cho người lớn – Thanh nhạc là một thuật ngữ để chỉ về giọng hát của một…
 Khoá thực hành karaoke cơ bản 2 dành cho những học viên đã hoàn thành khoá cơ bản hoặc đã…
  Khóa học hát Karaoke cơ bản dành cho những học viên chưa bao giờ được học về âm nhạc…
 Nhằm đáp ứng nhu cầu đông đảo của học sinh – sinh viên chuẩn bị hành trang kiến thức tốt…
Ca hát là môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ. Tuy là âm nhạc, nhưng cơ quan…